Nhân khẩu Tiếng Việt tại Hoa Kỳ

Nơi sinh và phân bố

Bảng hướng dẫn tại trạm xe điện đô thị ở Quận Santa Clara, California bằng tiếng Anh, Tây Ban Nha, và Việt
Tỷ lệ nơi sinh của người sử dụng tiếng Việt[5]
Nơi sinh19801990200020102019
Việt Nam87,482,079,774,371,4
Hoa Kỳ7,013,317,122,723,5
Khác5,54,73,22,95,0

Người dùng tiếng Việt chủ yếu là người gốc Việt, do đó tiếng Việt phát triển mạnh nhất tại những nơi có đông người Mỹ gốc Việt nhất. Theo ước tính năm 2019, khoảng 71,4% người sử dụng tiếng Việt sinh ra tại Việt Nam, 23,5% sinh ra tại Hoa Kỳ hoặc lãnh thổ Hoa Kỳ, còn lại 5% sinh ra tại các quốc gia khác.[5]

Tại bốn tiểu bang (Nebraska, Oklahoma, Texas, Washington), tiếng Việt là ngôn ngữ phổ biến thứ ba, sau tiếng Anh và Tây Ban Nha.[15] Tiếng Việt hiện diện mạnh ở Bờ Tây, với khoảng 40% người sử dụng tại California, trong khi Washington có số người nói tiếng Việt đứng thứ ba. Tại các thành phố lớn, tỷ lệ người Việt khá khiêm tốn; họ hiện diện đông hơn trong các vùng đô thị ngoại ô thay vì trong nội thành.[8]

Trình độ ngôn ngữ

Thanh thiếu niên gốc Việt với các biểu ngữ đề cao tiếng Việt và văn hóa Việt Nam ("Em thích học Tiếng Việt" và "Em tự hào là Người Việt") tại một cuộc diễn hành.
Tỷ lệ người Mỹ gốc Việt theo thế hệ
Thế hệĐịnh nghĩa% 1980[16]% 2006[16]% 2019[17]
1Sinh ra ở nước ngoài957760
2Sinh ra ở Mỹ31940
3Sinh ra ở Mỹ và có cha hoặc mẹ sinh ra tại Mỹ24

Trình độ tiếng Việt của người Việt tại Mỹ cũng được phân chia theo thế hệ. Thế hệ thứ nhất được định nghĩa là người sinh ra ở nước ngoài (chủ yếu là Việt Nam), thế hệ thứ hai là người sinh ra ở Mỹ, còn thế hệ thứ ba là những người sinh ra và đồng thời có cha hoặc mẹ sinh ra ở Mỹ. Năm 1980, 95% người Việt ở đây là người thuộc thế hệ thứ nhất, 3% thuộc thế hệ thứ hai, và 2% thuộc thế hệ thứ ba. Đến năm 2006, thế hệ thứ nhất chỉ còn 77% trong khi thế hệ thứ hai tăng lên 19%, và thế hệ thứ ba vẫn còn là con số nhỏ ở 4%.[16] Theo ước tính của Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ, đến năm 2019 tỷ lệ người gốc Việt sinh ra ở nước ngoài giảm xuống còn 60,3% và tỷ lệ người sinh ra ở Mỹ đã tăng lên đến 39,7%. Trong số người Mỹ gốc Việt 5 tuổi trở lên, 22,3% chỉ sử dụng tiếng Anh tại nhà, còn lại 77,7% sử dụng ngôn ngữ khác (chủ yếu là tiếng Việt) — trong số đó 44,0% không có trình độ tiếng Anh tốt.[17]

Khả năng nói tiếng Anh và tiếng Việt của người Mỹ gốc Việt, theo thế hệ, 2006[12]
Khả năng ngôn ngữThế hệ 1Thế hệ 2Thế hệ 3Tổng
Vị thành niênTổng thểVị thành niênTổng thểVị thành niênTổng thểVị thành niênTổng thể
Chỉ tiếng Việt1,17,10,30,2000,55,5
Tiếng Anh không tốt (not well)6,528,76,05,90,20,25,523,3
Tiếng Anh tốt (well)18,732,215,514,92,42,415,027,7
Tiếng Anh rất tốt (very well)26,925,758,360,86,07,141,531,6
Chỉ tiếng Anh46,86,419,918,191,390,237,511,8

Nghiên cứu năm 1998 của Min Zhou và Carl Bankston cho thấy tiếng Việt được duy trì khi được sử dụng tại nhà và cộng đồng. Từ năm 1980 đến 2006, tỷ lệ người gốc Việt không sử dụng tiếng Việt tại nhà (chỉ tiếng Anh) chỉ tăng không đáng kể (từ 9,4% đến 11,8%), trong khi tỷ lệ người có trình độ tiếng Anh rất tốt và cũng có thể nói tiếng Việt lại tăng đáng kể (từ 20,6% đến 31,6%). Người Mỹ gốc Việt có dấu hiệu tiến triển theo như các nghiên cứu về ngôn ngữ của người nhập cư — duy trì ngôn ngữ mẹ đẻ đồng thời phát triển các kỹ năng song ngữ.[12]

Tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu tiếng Việt đã nhường chỗ cho tiếng Anh trong giới trẻ vị thành niên (dưới 21 tuổi). Trong thế hệ thứ nhất và thứ hai, khoảng 46,8% và 19,9% không còn sử dụng tiếng Việt, còn thế hệ thứ ba, tuy chỉ chiếm một thành phần rất nhỏ, hơn 90% đã sử dụng tiếng Anh hoàn toàn.[12]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tiếng Việt tại Hoa Kỳ http://www.kvue.com/news/education/aisd-vietnamese... http://www.nytimes.com/2012/10/19/us/politics/more... http://viendongdaily.com/dai-vnatv-573-co-them-2-b... http://viethocjournal.com/2020/07/ngon-ngu-nguoi-v... http://www.seasite.niu.edu/jsealt/Vol12Fall2006/Ar... http://www.bsa.ca.gov/pdfs/reports/2010-106.pdf#pa... //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32750283 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7893523 http://web.archive.org/web/20210507092049/https://... //doi.org/10.1044%2F2019_AJSLP-19-00146